Khi nói đến bảo trì hạ tầng, việc lựa chọn chiến lược phù hợp là rất quan trọng. Việc áp dụng đúng chiến lược bảo trì giúp đảm bảo thiết bị và máy móc hoạt động tối ưu. Nếu không có chiến lược phù hợp, thiết bị có thể bất ngờ bị hỏng, ngừng hoạt động dẫn đến giảm năng suất.
Tuy nhiên, việc lựa chọn chiến lược bảo trì phù hợp có thể là một quy trình phức tạp. Mỗi loại máy móc thiết bị có các chức năng khác nhau yêu cầu quy trình xử lý khác nhau. Điều cần thiết là phải phân tích và xác định tầm quan trọng của từng loại máy và thiết bị. Đồng thời, xem xét tình trạng, môi trường và cách sử dụng để xác định chiến lược phù hợp.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết trong việc lựa chọn chiến lược bảo trì tốt nhất cho nhu cầu quản lý cơ sở của doanh nghiệp.
Ý chính
-
- Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn chiến lược bảo trì cho doanh nghiệp.
- Quy trình lựa chọn chiến lược bảo trì phù hợp.
- Những sai lầm phổ biến cần tránh khi lựa chọn chiến lược bảo trì.
- Những xu hướng công nghệ và ứng dụng mới trong việc thực hiện các chiến lược bảo trì.
Tổng quan về chiến lược bảo trì
Chiến lược bảo trì là việc lên kế hoạch để bảo trì các thiết bị, bao gồm việc “xác định, nghiên cứu và thực hiện quyết định sửa chữa, thay thế và kiểm tra”. Việc thực hiện chiến lược đòi hỏi các kế hoạch chi tiết và khả thi. (Velmurugan & Dhingra, 2015).
Chiến lược bảo trì là kế hoạch tổng thể mà một doanh nghiệp thực hiện nhằm đảm bảo thiết bị và tài sản hoạt động tối ưu.
Có nhiều loại chiến lược bảo trì khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến như bảo trì phản ứng, bảo trì chủ động. Cụ thể là việc sửa chữa được thực hiện sau khi thiết bị gặp sự cố hay trước khi xảy ra lỗi thiết bị.
Bất kỳ chiến lược nào cũng nhằm mục tiêu đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và năng suất. Đồng thời, giảm thời gian ngừng hoạt động và chi phí bảo trì.
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn chiến lược bảo trì cho doanh nghiệp
Để lựa chọn chiến lược bảo trì tốt nhất, cần xem xét các yếu tố giúp xác định phương pháp đã chọn có phù hợp hay không. Dựa trên những phân tích chi tiết, doanh nghiệp có thể chọn chiến lược tối ưu phù hợp với nhu cầu của tổ chức:
1. Mức độ quan trọng của thiết bị
Đánh giá tầm quan trọng của từng thiết bị khi vận hành và ưu tiên chiến lược phù hợp. Thiết bị cần thiết cho sản xuất hoặc an toàn yêu cầu bảo trì thường xuyên và chủ động hơn. Qua đó, doanh nghiệp có thể xác định chiến lược phù hợp để giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và tối ưu hóa hiệu suất.
2. Chi phí bảo trì
Các chiến lược bảo trì khác nhau có chi phí khác nhau. Từ các loại bảo trì phản ứng đơn giản đến bảo trì dự đoán phức tạp hơn. Xem xét hiệu quả chi phí của từng phương pháp, bao gồm chi phí trực tiếp như lao động và vật liệu, chi phí gián tiếp như thời gian ngừng hoạt động và năng suất bị mất.
3. Tình trạng máy và thiết bị
Do hao mòn và nhu cầu vận hành, máy móc và thiết bị cũ cần bảo trì thường xuyên hơn. Trong khi đó, các máy mới thường ít bị hỏng và ít yêu cầu bảo trì hơn.
4. Môi trường
Xem xét tác động của môi trường đối với thiết bị của doanh nghiệp. Bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và việc tiếp xúc với bụi bẩn hoặc hóa chất. Một số thiết bị có thể yêu cầu bảo trì thường xuyên hơn do điều kiện môi trường khắc nghiệt. Trong khi đó, những thiết bị máy móc khác có thể bền hơn. Ngoài ra, giám sát môi trường và điều chỉnh vào lúc thích hợp có thể giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị và giảm nhu cầu bảo trì.
5. Nguồn lực sẵn có
Đánh giá các tài nguyên sẵn có, bao gồm lực lượng lao động, công cụ và công nghệ. Xem xét liệu các chiến lược có yêu cầu các kỹ năng hoặc công nghệ đặc thù mà doanh nghiệp có thể có hoặc không. Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc duy trì hiệu quả tài sản của doanh nghiệp.
6. Mục tiêu kinh doanh
Xác định các mục tiêu kinh doanh và cách chiến lược bảo trì giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu ấy. Một cách tiếp cận chủ động hơn như bảo trì dự đoán có thể giảm thời gian ngừng hoạt động và cải thiện năng suất. Từ đó giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về lợi nhuận hoặc tăng trưởng.
Quy trình lựa chọn chiến lược phù hợp
Quá trình lựa chọn chiến lược phù hợp cần lập kế hoạch và xem xét cẩn thận. Dưới đây là quy trình 7 bước giúp doanh nghiệp lựa chọn phương pháp hiệu quả:
Bước 1
Xác định mục tiêu bảo trì
Xác định mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được khi thực hiện chiến lược bảo trì. Liệu doanh nghiệp muốn giảm thiểu thời gian chết máy, giảm chi phí bảo trì, tăng tuổi thọ hoặc cải thiện hiệu suất tài sản không? Xác định mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phù hợp nhất để thực hiện.
Bước 2
Đánh giá tình trạng thiết bị
Kiểm tra kho thiết bị để xác định thời hạn sử dụng, tình trạng và mức độ hư hao của từng thiết bị. Điều này giúp xác định thứ tự ưu tiên bảo trì và phương pháp phù hợp nhất cho từng thiết bị.
Bước 3
Đánh giá các phương pháp khác nhau
Nghiên cứu và đánh giá các phương pháp bảo trì khác nhau. Tiến hành xem xét các ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp. Từ đó, đánh giá đâu là phương pháp phù hợp với từng thiết bị và mục tiêu kinh doanh.
Bước 4
Xác định nguồn lực
Xác định các yêu cầu về nguồn lực cho từng phương pháp bảo trì như nhân lực, vật liệu, công cụ và công nghệ. Xem xét liệu doanh nghiệp có các nguồn lực cần thiết hay cần thuê ngoài dịch vụ thực hiện một số nhiệm vụ.
Bước 5
Xây dựng kế hoạch bảo trì
Khi triển khai một kế hoạch bảo trì, cần nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể, thời gian và nguồn lực cần thiết cho từng phương pháp. Doanh nghiệp cũng cần chú ý đến cách doanh nghiệp theo dõi và đo lường sự thành công của kế hoạch bảo trì.
Bước 6
Thực hiện và giám sát kế hoạch
Thực hiện kế hoạch bảo trì và theo dõi tính hiệu quả. Thu thập dữ liệu về thời gian ngừng hoạt động của thiết bị, độ tin cậy và chi phí bảo trì. Đồng thời sử dụng thông tin này để liên tục đánh giá và cải thiện chiến lược bảo trì.
Bước 7
Điều chỉnh
Khi nhu cầu thay đổi, hãy điều chỉnh chiến lược bảo trì nếu cần. Thường xuyên xem lại các mục tiêu, kho thiết bị và kế hoạch bảo trì nhằm đảm bảo doanh nghiệp đang sử dụng phương pháp hiệu quả nhất.
4 sai lầm phổ biến cần tránh
Khi xây dựng các chiến lược bảo trì, nhiều doanh nghiệp mắc phải những sai lầm phổ biến. Từ đó dẫn đến chi phí cao hơn, giảm năng suất và thậm chí là các mối nguy hiểm về an toàn. Bằng cách nhận thức được những sai lầm này, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định sáng suốt. Đồng thời, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động trơn tru và hiệu quả.
Bỏ qua việc xem xét nhu cầu thiết bị
Mỗi tài sản có các đặc điểm riêng biệt yêu cầu một phương pháp bảo trì khác nhau. Việc không xem xét những điều này dẫn đến bảo trì không hiệu quả, tăng thời gian ngừng hoạt động cũng như các rủi ro về an toàn và giảm năng suất.
Chọn chiến lược bảo trì dựa trên chi phí
Chi phí là một trong những yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất nên cân nhắc khi lựa chọn phương pháp bảo trì. Việc chọn một chiến lược có chi phí thấp dẫn đến việc vận hành không hiệu quả. Chưa kể đến việc phát sinh thêm nhiều chi phí vận hành về sau.
Không để các bên liên quan tham gia đưa ra quyết định
Để chọn chiến lược phù hợp, điều cần thiết là thu hút sự tham gia của các bên liên quan. Đó có thể là nhân viên bảo trì, vận hành thiết bị và ban quản lý. Việc bỏ qua bước này có thể dẫn đến một chiến lược không thực tế hoặc không hiệu quả.
Thực hiện chiến lược bảo trì phức tạp
Việc chọn một chiến lược bảo trì quá phức tạp có thể khó thực hiện. Thay vào đó, điều quan trọng là tìm ra một chiến lược hiệu quả nhằm đảm bảo nhân viên có thể hiểu và thực hiện được.
Bỏ qua việc đánh giá hiệu quả chiến lược bảo trì
Sau khi thực hiện chiến lược bảo trì, cần thường xuyên theo dõi hiệu quả và thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Bỏ qua bước này có thể dẫn đến một chiến lược lỗi thời và không hiệu quả theo thời gian. Điều này dẫn đến việc tăng thời gian chết máy và chi phí sửa chữa. Từ đó làm ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận chung của doanh nghiệp.
Những xu hướng công nghệ và ứng dụng mới trong việc thực hiện các chiến lược bảo trì
Công nghệ phát triển thúc đẩy những xu hướng mới nổi lên trong các chiến lược bảo trì. Bằng cách cập nhật những xu hướng này, các doanh nghiệp có thể cải thiện quy trình bảo trì của mình và cuối cùng là tăng hiệu quả và lợi nhuận. Dưới đây là một số xu hướng và công nghệ mới mà doanh nghiệp nên cân nhắc khi lựa chọn:
Bảo trì dự đoán
Một trong những xu hướng mới nổi quan trọng trong các chiến lược bảo trì là bảo trì dự đoán. Cách tiếp cận này liên quan đến việc sử dụng dữ liệu và phân tích để dự đoán thời điểm cần bảo trì. Từ đó, giảm thiểu thời gian chết máy và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.
Công nghệ Internet vạn vật – Internet of things (IoT)
IoT liên quan đến việc kết nối các thiết bị với internet. IoT cho phép các doanh nghiệp thu thập dữ liệu thời gian thực về hiệu suất của thiết bị. Đồng thời, xác định các sự cố tiềm ẩn trước khi xảy ra thời gian chết.
Công nghệ thực tế ảo tăng cường – Augmented reality (AR)
Công nghệ AR cho phép nhân viên bảo trì truy cập thông tin thời gian thực về thiết bị và quy trình thông qua kính hoặc tai nghe thông minh. Qua đó cải thiện độ chính xác và giảm thời gian sửa chữa cần thiết.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence (AI)
Công nghệ AI có thể phân tích lượng lớn dữ liệu để xác định các thiết bị và dự đoán các lỗi tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra.
Hiệu quả năng lượng
Việc triển khai quy trình tiết kiệm năng lượng có thể giảm chi phí năng lượng và nâng cao hiệu quả tổng thể. Đồng thời mang lại lợi ích cho cả môi trường và doanh nghiệp.
Nhìn chung, việc lựa chọn chiến lược bảo trì phù hợp cho doanh nghiệp là một quyết định quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Bằng cách làm theo các bước nói trên và luôn cập nhật các xu hướng mới, doanh nghiệp có thể tìm ra chiến lược bảo trì giúp tăng hiệu suất, tuổi thọ và cắt giảm chi phí vận hành.
Nếu doanh nghiệp cần trợ giúp, hãy liên ngay với nhà thầu bảo trì có kinh nghiệm như RCR. Chúng tôi hiểu tầm quan trọng trong việc điều chỉnh các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Bằng cách tiến hành đánh giá kỹ lưỡng thiết bị và tài sản của khách hàng, RCR giúp đề ra các chiến lược bảo trì hiệu quả, phù hợp với mục tiêu kinh doanh của khách hàng. Thông qua cam kết cung cấp dịch vụ bảo trì chất lượng, RCR giúp các doanh nghiệp tối đa hóa nguồn lực và đạt được sự tăng trưởng bền vững.