Quản lý cơ sở hạ tầng – Từ xu hướng đến thực tế

Quản lý cơ sở hạ tầng

Hiện này, Quản lý Cơ sở Hạ tầng (Facilities Management – FM) đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng được quản lý tốt tạo nên môi trường làm việc an toàn và tiết kiệm chi phí. Đồng thời, đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

Bên cạnh việc bảo trì và quản lý tài sản, ngành FM còn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường. Đó có thể là việc thực hiện hiệu quả chương trình ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) mà RCR đang hướng đến. Ngoài ra, điều này còn liên quan đến việc sử dụng tiết kiệm năng lượng, quản lý và tái chế chất thải. Qua đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh, hướng đến sự phát triển bền vững. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ngành FM góp phần tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp cũng như xã hội.

Quản lý Cơ sở Hạ tầng

Ý chính

    1. Các xu hướng mới trong ngành Quản lý Cơ sở Hạ tầng là gì?
    2. Tại sao bạn cần một chuyên gia trong việc Quản lý Cơ sở Hạ tầng?

Quản lý cơ sở hạ tầng là việc bảo trì và vận hành tòa nhà cũng như trang thiết bị của toà nhà. Thuật ngữ này đề cập đến các hoạt động cần thiết để quản lý chức năng, sự an toàn và tính bền vững của tài sản trong doanh nghiệp. Các cơ sở được quản lý tốt sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển hơn cho doanh nghiệp. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiến đến các mục tiêu trong kinh doanh.

Bốn chức năng chính của FM:

    • Hỗ trợ nhân viên
    • Thiết lập các quy trình
    • Bảo trì và cải thiện cơ sở hạ tầng
    • Tích hợp công nghệ

Hai loại hình chính của FM: Hard FM và Soft FM

Hard FM

Liên quan đến cấu trúc và hệ thống cơ sở hạ tầng


Kỹ thuật điện

Cơ khí

Nước

Hệ thống PCCC

Hệ thống điều hoà

Soft FM

Thực hiện theo yêu cầu của khách hàng


Dịch vụ dọn dẹp

Cung cấp suất ăn

Chăm sóc cảnh quan

Kiểm soát côn trùng

An ninh

Xu hướng mới trong ngành Quản lý Cơ sở Hạ tầng

Cùng với nhu cầu ngày càng tăng về hiệu quả chi phí và năng lượng, ngành FM ngày nay tập trung đầu tư các giải pháp dài hạn. Nhằm hiểu rõ hơn những giải pháp này, các nhà FM cần nắm bắt kịp thời những xu hướng mới nhất trong ngành. Từ đó, tiến hành lập chiến lược cải thiện quy trình và tầm nhìn của doanh nghiệp.

Quản lý cơ sở hạ tầng
Hệ thống hoá thông tin

Sử dụng phần mềm quản lý và hệ thống bảo trì thích hợp để lữu trữ, lập kế hoạch, giám sát thông tin, nhiệm vụ và hiệu suất của nhân viên kỹ thuật.

Quản lý cơ sở hạ tầng
chú trọng Tính bền vững và hiệu quả năng lượng

Hiệu quả năng lượng giúp doanh nghiệp giảm lượng khí thải nhà kính và các chất gây ô nhiễm. Điều này góp phần tiết kiệm chi phí, gia tăng vòng đời tài sản và tiến đến các mục tiêu bền vững.

Quản lý cơ sở hạ tầng
Sử dụng dịch vụ quản lý cơ sở hạ tầng

Sử dụng dịch vụ FM chuyên nghiệp để đảm nhiệm các công việc liên quan đến hạ tầng và trang thiết bị.

Facilities Management
Hình ảnh hoá thông tin

Kết hợp các thông tin về cơ sở hạ tầng (bản thiết kế, sơ đồ, địa điểm, nguyên vật liệu,…) giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin và phát hiện vấn đề nhanh hơn.

THAY THẾ/ ĐỔI MỚI THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG LỖI THỜI

Các tiêu chuẩn về vận hành và an toàn cho thiết bị và cấu trúc toà nhà thay đổi liên tục. Do đó, cần tiến hành đánh giá rủi ro định kì nhằm xác định thiết bị nào cần được thay thế hoặc đổi mới.

Tại sao cần thuê ngoài dịch vụ Quản lý Cơ sở Hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố thiết yếu về tài sản và chi phí của một công ty. Để giảm thiểu chi phí và tối đa hóa năng suất, các tổ chức ngày nay có xu hướng thuê ngoài đội ngũ FM chuyên biệt. Thực chất, thuê ngoài dịch vụ FM đảm bảo việc tối ưu hoá quá trình sử dụng tài sản của công ty. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Facilities Management
1. quản lý chi tiêu

Bằng cách thuê ngoài dịch vụ FM, doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh thông qua việc tối đa hóa giá trị tài sản và giảm thiểu chi phí khi cơ sở hạ tầng được vận hành và bảo trì tốt.

2. Quản lý hệ thống, quy trình tập trung

Ngoài việc quản lý và bảo trì trang thiết bị, nhà cung cấp FM chuyên nghiệp giúp đề ra định hướng chiến lược có giá trị. Đồng thời, liên tục cập nhật tài liệu và lưu trữ hồ sơ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Điều chỉnh hoạt động quản lý cơ sở hạ tầng

Một chuyên gia FM làm việc với nhóm kỹ thuật viên có chuyên môn nhằm đảm bảo tối đa hoá việc sử dụng tài sản doanh nghiệp. Các nhà FM tuân theo các tiêu chuẩn nhất định để đáp ứng các nhu cầu riêng của doanh nghiệp. Qua đó, đề xuất các kế hoạch vận hành phù hợp.

4. Sử dụng công nghệ để quản lý

Công ty FM thuê ngoài sử dụng công nghệ tân tiến để phân tích dữ liệu, từ đó tiết kiệm chi phí năng lượng. Đồng thời, truy cập nhanh đến các nguồn thông tin vận hành chi tiết, các quy trình cấp thiết của cơ sở hạ tầng. Qua đó, duy trì không gian làm việc an toàn và thoải mái cho nhân viên.

Sự khác biệt giữa Outsource (Thuê ngoài) và In-house (Nội bộ)

Đầu tư vào quản lý cơ sở hạ tầng ngày nay đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh cơ bản. Để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nên lựa chọn thuê ngoài hoặc vận hành nội bộ, chủ sở hữu doanh nghiệp trước hết cần có cái nhìn tổng quan cơ bản về hai loại hình hoạt động kinh doanh này.

Quản lý Cơ sở Hạ tầng

Quản lý Cơ sở Hạ tầng thông minh

Trong những năm gần đây, việc đầu tư vào các toà nhà thông minh luôn nhận được sự quan tâm từ phía các chủ sở hữu toà nhà nhằm đáp ứng những trải nghiệm đa dạng của khách hàng. Đây là một giải pháp công nghệ tiên tiến, thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong việc quản lý tài sản hiệu quả. Tại RCR, chúng tôi có các đối tác ở Châu Á chuyên về các lĩnh vực trong ngành nhất định có thể hỗ trợ các nhu cầu của khách hàng về quản lý cơ sở hạ tầng thông minh.

1. Thế nào là Quản lý Cơ sở Hạ tầng thông minh?

Quản lý cơ sở hạ tầng thông minh liên quan đến việc tăng cường quản lý các cơ sở của một tòa nhà bằng cách tích hợp công nghệ, con người và quy trình. Từ đó, ứng dụng công nghệ tốt hơn để giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng cuộc sống.

2. Quy trình cơ sở hạ tầng thông minh
Bước 1

Lập mục tiêu kinh doanh

Bước 2

Đề xuất giải pháp thông minh

Bước 3

Triển khai mô hình
phù hợp

Bước 4

Xem xét hợp đồng nhà thầu

Bước 5

Theo dõi và đánh giá
kết quả

Sự khác biệt giữa Quản lý Cơ sở Hạ tầng và Quản lý Tài sản

Khi nói đến việc cải thiện và duy trì các tiêu chuẩn về tài sản, “Quản lý Cơ sở Hạ tầng” và “Quản lý Tài sản” có một số điểm tương đồng dựa trên một vài khía cạnh. Tuy nhiên, giữa hai thuật ngữ này vẫn tồn tại một số đặc điểm khác biệt cần lưu ý đối với các doanh nghiệp.

Quản lý cơ sở hạ tầng

Với số lượng tòa nhà dân cư và thương mại ngày càng tăng, nhu cầu quản lý cơ sở hạ tầng cũng tăng theo nhanh chóng. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ đã mở đường cho ngành công nghiệp FM tiến tới một tương lai bền vững. Bằng cách sử dụng công nghệ để đạt được tính bền vững, các doanh nghiệp có thể góp phần giảm thiểu các tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế.

Tuy nhiên, ngành FM hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức để giữ các hoạt động trong doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ. Do đó, điều quan trọng là phải có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về sự phát triển của ngành này. Từ đó, hiểu được đây là một ngành như thế nào, tại sao lại quan trọng, và cách thức để ngành FM vận hành hiệu quả nơi doanh nghiệp.

You May Also Like