Bảo trì là công việc mà các kỹ thuật viên thường xuyên thực hiện nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và không gián đoạn. Có nhiều phương pháp bảo trì khác nhau. Chúng được chia thành ba hình thức chính, bao gồm: Bảo trì phản ứng, Bảo trì tiên phong và Bảo trì năng suất toàn diện.
Mỗi hình thức đều có phương pháp bảo trì riêng biệt và sở hữu những ưu nhược điểm khác nhau. Vậy thì phương pháp bảo trì nào được xem là phương pháp tốt nhất?
Nội dung chính
-
- Có những hình thức bảo trì nào?
- Phương pháp bảo trì nào là tốt nhất?
Bảo trì phản ứng (Reactive Maintenance)
Bảo trì phản ứng là hoạt động sửa chữa nhằm đưa trang thiết bị về điều kiện hoạt động bình thường sau khi phát hiện ra hiệu suất kém hoặc sự cố. So với loại hình bảo trì khác thì Bảo trì phản ứng sử dụng chi phí thấp hơn và yêu cầu ít nhân viên thực hiện hơn. Bảo trì phản ứng bao gồm:
Bảo trì sự cố (Breakdown Maintenance)
Bảo trì sự cố là tập hợp các hành động được thực hiện khi máy móc bị hỏng hoàn toàn và cần phải mất nhiều thời gian để sửa chữa (hoặc có thể phải thay thế toàn bộ) để vận hành lại.
Bảo trì “chạy đến khi hỏng” (Run-to-failure maintenance)
Bảo trì “chạy đến khi hỏng” là việc cho phép máy móc chạy cho đến khi máy bị hỏng có chủ ý, với điều kiện sự cố không gây rủi ro về sức khỏe, hoặc an toàn cho nhân viên vận hành.
Bảo trì khắc phục (corrective maintenance)
Bảo trì khắc phục nhằm mục đích sửa chữa sự cố hư hỏng của trang thiết bị để đưa trang thiết trở lại tình trạng hoạt động bình thường. Các hoạt động bảo trì này có thể được lên kế hoạch hoặc không có kế hoạch.
Bảo trì khẩn cấp (Emergency maintenance)
Bảo trì khẩn cấp là sự can thiệp vào phút cuối khi một thiết bị gặp sự cố đột ngột, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và an toàn, hoặc làm gián đoạn sản xuất.
Bảo trì tiên phong (Proactive Maintenance)
Bảo trì tiên phong là cách tiếp cận bảo trì nhằm tìm ra các điều kiện cơ bản của thiết bị. Bảo trì chủ động được thực hiện nhằm khắc phục hoặc phòng ngừa các vấn đề trước khi chúng xảy ra. Bảo trì tiên phong bao gồm:
Bảo trì phòng ngừa (Preventive maintenance)
Bảo trì phòng ngừa là chiến lược bảo trì chủ động phổ biến nhất, trong đó công việc bảo trì được thực hiện định kỳ. Thời gian định kỳ có thể được xác định dựa trên thời gian quy chuẩn hoặc tần suất sử dụng.
Bảo trì theo điều kiện (Condition-based maintenance)
Bảo trì theo điều kiện sử dụng các thiết bị cảm biến để đo tình trạng của thiết bị tại thời gian thực. Dữ liệu này tạo điều kiện để nhân viên thực hiện việc bảo trì tại thời điểm chính xác cần thiết, trước khi máy mócxảy ra hỏng hóc.
Bảo trì dự đoán (Predictive maintenance)
Bảo trì dự đoán kết hợp các cảm biến giám sát tình trạng và máy học để dự đoán các hư hỏng trước khi chúng xảy ra, nhằm tiến hành bảo trì đúng thời điểm.
Bảo trì theo quy định (prescriptive maintenance)
Bảo trì theo quy định sử dụng dữ liệu có được từ phân tích đề xuất để thực hiện việc tự chẩn đoán, sau đó trình bày cho các kỹ thuật viên nhiều tình huống, và các phương án giải quyết các vấn đề đã được xác định trước đó.
Bảo trì năng suất toàn diện (Total Productive Maintenance)
Bảo trì năng suất toàn diện (TPM) là phương pháp được hoạt động với ý tưởng mỗi cá nhân trong một tổ chức nên tham gia vào công việc bảo trì, thay vì chỉ riêng đội ngũ bảo trì. Cách tiếp cận này sử dụng kiến thức và kỹ năng của tất cả nhân viên vào hiệu suất hàng ngày của một cơ sở.
Mục tiêu của phương pháp này chính là đạt được sản xuất hoàn hảo bao gồm không có sự cố, không chạy chậm, không hao hụt, và không có tai nạn.
Trong số các chiến lược bảo trì được liệt kê, Bảo trì Năng suất Toàn diện (TPM) dường như là chiến lược bảo trì tối ưu. Tuy nhiên, mỗi tổ chức sử dụng các trang thiết bị khác nhau, có ngân sách khác nhau, đồng thời có nguồn nhân lực sở hữu kỹ năng khác nhau.
Chúng tôi tin rằng phương pháp bảo trì tốt nhất là áp dụng kết hợp các chiến lược bảo trì, dựa trên khả năng và hạn chế hiện tại của tổ chức cũng như tình trạng, hiệu suất, tầm quan trọng của trang thiết bị.