Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã và đang thực hiện chính sách phát triển bền vững trong Quản lý Cơ sở Hạ tầng. Từ đó, tập trung phát triển xã hội theo hướng tăng trưởng xanh. Sự phát triển của các tòa nhà công nghiệp và thương mại trên thế giới đặt ra nhiều thách thức cho xã hội, kinh tế và môi trường. Điều này có thể tác động trực tiếp đến con người nếu không được giải quyết kịp thời.
Vì vậy, nhiều cá nhân và tổ chức ngày nay hiện tập trung vào chiến lược phát triển bền vững. Việc đưa các chứng nhận và chương trình liên quan đến tính bền vững như ESG hoặc LEED vào hoạt động kinh doanh đã nhận được nhiều sự quan tâm. Phát triển theo hướng xanh và bền vững không chỉ có lợi cho công ty mà còn tối đa hóa lợi ích từ việc tập trung vào môi trường trong tương lai.
Ý chính
-
- Phát triển bền vững trong Quản lý Cơ sở Hạ tầng là gì?
- Làm thế nào để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong Quản lý Cơ sở Hạ tầng?
Phát triển bền vững là quá trình làm giảm tác động của các tòa nhà đối với môi trường và người dân. Điều này cho phép các nhà quản lý hạ tầng thực hiện những thay đổi cơ bản trong toà nhà. Điển hình là các tòa nhà thương mại, liên quan đến kiến trúc, cấu trúc và hoạt động. Từ đó, giúp doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn bền vững cao nhất.
Quản lý Cơ sở Hạ tầng bền vững bao gồm các lĩnh vực trong Hard FM và Soft FM:
- Môi trường bền vững
- Yếu tố con người và môi trường làm việc
- Bất động sản và quản lý tài sản
- Vận hành và bảo trì
- Thực hiện quản lý dự án
- Quản lý trường hợp khẩn cấp và liên tục kinh doanh
- Quản lý thông tin liên lạc
Làm thế nào để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong Quản lý Cơ sở Hạ tầng?
Tiến hành kiểm định tình trạng trang thiết bị
Cập nhật tình trạng hoạt động của thiết bị nhằm tiến hành các chiến lược cải tiến trong tương lai. Việc nhận biết các thiết bị, máy móc đang lãng phí năng lượng ở đâu cho phép các nhà quản lý đưa ra quyết định kịp thời về việc bảo trì và thay thế. Từ đó, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn và bền vững.
Tiến hành bảo trì phòng ngừa
Thực hiện việc bảo trì thường xuyên giúp kéo dài tuổi thọ, giảm việc sử dụng các phụ tùng thay thế cho thiết bị. Khi thiết bị không hoạt động hiệu quả, năng lượng tiêu thụ tăng dẫn đến chi phí vận hàng tăng.
Thực hiện các hoạt động tái chế
Bằng cách tích hợp các hoạt động tái chế vào Quản lý Cơ sở Hạ tầng, tính bền vững của tòa nhà có thể được cải thiện và nâng cao. Điều này giúp bảo tồn tài nguyên, giảm thiểu chất thải và cắt giảm lượng khí thải.
Quản lý cơ sở hạ tầng xanh – 4 cách cải thiện việc quản lý chất thải
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều đến việc làm thế nào để xử lý chất thải từ các tòa nhà và ngành công nghiệp. Thông thường, việc quản lý chất thải kém có thể đe dọa đến sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh. Với mục đích tạo ra một môi trường sử dụng năng lượng hiệu quả, một số phương pháp đã được đề xuất để quản lý và giảm thiểu phát sinh chất thải.
1. thực hiện kiểm toán chất thải
Tiến hành kiểm toán chất thải nhằm xác định loại và khối lượng chất thải phát sinh trong từng khu vực của toà nhà. Bằng cách thực hiện đánh giá này, doanh nghiệp có thể cải thiện chương trình quản lý chất thải thông qua dữ liệu thu thập được.
2. lập đội chuyên biệt quản lý chất thải
Một đội chuyên quản lý chất thải giúp xác định phạm vi công việc hiện tại. Đồng thời, hiểu những gì cần thiết để tạo ra một nơi làm việc thân thiện với môi trường. Nói cách khác, việc lập nên đội chuyên biệt này giúp phát triển và giám sát việc thực hiện một kế hoạch giảm thiểu chất thải tổng hợp.
3. lập kế hoạch quản lý chất thải
Lập kế hoạch quản lý chất thải là rất quan trọng vì đây là nền tảng để xác định các vấn đề, yêu cầu và mục tiêu theo định hướng toà nhà xanh. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề và có giải pháp khắc phục tốt hơn. Từ đó, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và cải thiện năng suất nơi làm việc.
4. tuân theo hệ thống phân cấp chất thải
Áp dụng hệ thống phân cấp chất thải giúp cải thiện tính bền vững của tòa nhà hoặc nhà máy. Do đó, các tổ chức có thể đề ra các kế hoạch giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên. Qua đó, góp phần tạo nên một tương lai bền vững hơn.
Quản lý cơ sở hạ tầng xanh – Giải pháp cắt giảm chi phí năng lượng và tăng hiệu quả hoạt động
Phát triển bền vững là một trong những trọng tâm của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Việc giảm thiểu tác động đến môi trường giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hình ảnh thương hiệu. Đồng thời, góp phần xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Vì vậy, các nhà quản lý cơ sở hạ tầng và chủ doanh nghiệp cần triển khai thực hiện các chiến lược khác nhau. Từ đó, giảm thiểu chi phí năng lượng và tăng tính hiệu quả trong quá trình vận hành toà nhà.
Quản lý thiết bị tiêu thụ năng lượng
Đảm bảo thiết bị vận hành linh hoạt, hiệu quả nhằm giảm lãng phí năng lượng và cải thiện tình trạng toà nhà.
Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ
Tiến hành bảo trì định kỳ để xác định các vấn đề về thiết bị, ánh sáng, hệ thống HVAC,… Do đó, giảm thiểu thiệt hại về tài sản và góp phần cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.
Sử dụng bộ điều khiển ánh sáng và HVAC
Thiết đặt hệ thống tự động nhằm tăng tính hiệu quả, giảm thiểu chi phí năng lượng cho tòa nhà.
Hướng dẫn sử dụng thiết bị hiệu quả
Tổ chức các lớp đào tạo để mọi người biết cách sử dụng thiết bị hợp lý. Qua đó, nâng cao ý thức sử dụng năng lượng trong toà nhà.
Quản lý cơ sở hạ tầng xanh – 4 yếu tố quyết định Chất lượng Môi trường trong toà nhà
Chất lượng môi trường trong nhà (IEQ) là thuật ngữ nói đến chất lượng không khí bên trong tòa nhà hoặc một công trình kiến trúc. Thực tế, IEQ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự thoải mái và năng suất của mỗi người. Vì vậy, điều quan trọng là nâng cao hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến IEQ.
- Chất lượng không khí bên trong toà nhà
Chất lượng không khí bên trong tòa nhà ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sức khỏe nhân viên.
- Sự thoải mái về thị giác
Phản ứng của mắt với ánh sáng nơi làm việc mà không làm căng thẳng hoặc ảnh hưởng đến khả năng tập trung.
- Tiện nghi âm thanh
Cảm giác yên tĩnh đem lại sự tập trung trong thời gian dài mà không bị tiếng ồn phân tâm.
- Điều kiện nhiệt độ
Cảm giác thoải mái về nhiệt độ phòng, tạo môi trường làm việc năng suất và hiệu quả.
.
Mục tiêu phát triển bền vững trong Quản lý Cơ sở Hạ tầng là cải thiện chất lượng cuộc sống của thế hệ hiện tại và tương lai. Đây được xem là việc giải quyết các vấn đề liên quan đến xã hội, kinh tế và môi trường. Từ đó, khuyến khích mọi người cùng nhau bảo vệ và cải thiện tài nguyên thiên nhiên. Điều này được thực hiện bằng cách từng bước triển khai các phương pháp và sáng kiến đã nêu trên.