ESG – Chiến lược phát triển bền vững trong doanh nghiệp

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu đã tác động đáng kể đến nền kinh tế. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp nhận ra nhu cầu đầu tư vào một chiến lược dài hạn – ESG.

Vì vậy, với nhu cầu bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng, ESG hiện dần trở nên quan trọng hơn. Việc triển khai chiến lược ESG không chỉ cần thiết trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mà còn là một yếu tố quan trọng để gia tăng doanh thu.

Chiến lược ESG

Ý chính

    1. Ý nghĩa và sự phát triển của ESG?
    2. Tại sao nhiều doanh nghiệp áp dụng ESG trong chiến lược kinh doanh của họ?
    3. 7 bước để tích hợp chiến lược ESG vào môi trường doanh nghiệp

Chiến lược ESG – ESG là gì?

ESG là từ viết tắt của:

Môi trường

( Enviroment )

Chiến lược ESG - môi trường

Xã hội

( Social )

Chiến lược ESG - xã hội

Quản trị doanh nghiệp

( Governance )

Chiến lược ESG - quản trị doanh nghiệp

ESG là bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến tính bền vững. Qua đó, góp phần phản ánh tác động của doanh nghiệp đối với cộng đồng. Khi nói đến thị trường vốn, các nhà đầu tư hiện xem ESG là một tiêu chí để đánh giá hoạt động kinh doanh. Đây cũng là khuôn mẫu phân tích tiềm năng tăng trưởng trong tương lai và tính bền vững của doanh nghiệp.

ESG bao gồm ba trụ cột chính:

  • Tiêu chí môi trường đề cập đến sự liên hệ giữa công ty và môi trường:
    • Biến đổi khí hậu
    • Quản lý năng lượng bền vững
    • Quản lý nguồn nước
    • Hiệu ứng nhà kính
  • Tiêu chí xã hội đề cập đến mối quan hệ giữa tổ chức và các bên liên quan:
    • Tiêu chuẩn lao động
    • Điều kiện làm việc và bảo vệ người lao động
    • Quyền con người
    • Sự hài lòng của khách hàng
  • Tiêu chí quản trị đề cập đến các thông lệ và chính sách nội bộ để quản lý công ty:
    • Chính sách thuê
    • Quản lý rủi ro doanh nghiệp
    • Hội đồng quản trị
    • Tham nhũng và hối lộ

Sự phát triển của chiến lược ESG

Trước ESG, nhiều cá nhân và tổ chức đã quan tâm các vấn đề về con người và môi trường theo nhiều cách.

1980s
EHS
( Environmental, Health, and Safety – Môi trường, sức khoẻ và an toàn )
Xây dựng các quy định về môi trường và người lao động

1990s
CS
( Corporate Sustainability – Tính bền vững của doanh nghiệp )
Giảm tác động môi trường bên cạnh các yêu cầu pháp lý

2000s
CSR
( Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp )
Phản hồi các vấn đề xã hội bằng hoạt động từ thiện và tình nguyện của nhân viên

2020+
ESG
( Environment, Social, Governance – Môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp )
Tập trung vào môi trường, tác động xã hội và cấu trúc quản trị

Tại sao nhiều doanh nghiệp áp dụng ESG trong chiến lược kinh doanh của họ?

Với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về môi trường, các doanh nghiệp hiện đang tập trung nhiều vào việc thực hiện ESG. Việc đạt tiêu chuẩn ESG cao mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội thu hút khách hàng mục tiêu. Đồng thời, tạo điều kiện cho việc xây dựng thương hiệu và đổi mới.

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư hiện xem xét các tiêu chí bền vững của ESG trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Với chiến lược ESG, các công ty có thể đem lại giá trị cho nhân viên, khách hàng và xã hội.

Reduce environmental footprint
1. Nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Hướng tới các mục tiêu về ESG cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành. Đồng thời, góp phần vào việc giảm thiểu các tác động của môi trường. Bằng cách thực hiện chiến lược ESG, các công ty có thể theo dõi những chỉ số chính liên quan đến tiêu thụ năng lượng hoặc nước. Các chỉ số này cho phép các doanh nghiệp lập kế hoạch các chương trình cải thiện hiệu quả. Từ đó, góp phần giảm chi phí liên quan đến việc sử dụng năng lượng.

Tham khảo thêm: Chứng nhận LEED – Tiêu chuẩn công trình toà nhà xanh

Customer loyalty
2. Xây dựng lòng trung thành của khách hàng

Nhìn chung, việc áp dụng chương trình ESG giúp các công ty thu hút nhiều khách hàng tiềm năng mới. Dựa trên ưu tiên của ESG, khách hàng ngày nay quan tâm đến những gì một công ty làm để bảo vệ môi trường. Do đó, các công ty tuân thủ ESG có thể giữ chân và thu hút nhiều khách hàng hơn. Đây được xem là kết quả qua việc truyền đạt những nỗ lực ESG cho khách hàng.

Employee productivity
3. Tăng năng suất làm việc của nhân viên

Các công ty cam kết chặt chẽ với xã hội có xu hướng thu hút được nhiều nhân tài. Làm việc cho những công ty hướng đến ESG giúp nhân viên tăng sự hài lòng trong công việc. Từ đó đem đến những kết quả tích cực và tăng tỉ lệ giữ chân nhân viên.

3 thách thức khi tích hợp ESG vào môi trường doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, phong trào toàn cầu tập trung đầu tư vào ESG ngày càng phát triển. Nhiều doanh nghiệp nhận thấy việc tích hợp chiến lược ESG vào hoạt động kinh doanh là điều cần thiết để đảm bảo tăng trưởng về lâu dài. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình ESG có thể đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp.

  • Thu thập dữ liệu ESG: Thu thập dữ liệu cho các tiêu chí đánh giá ESG được xem là thách thức, do yêu cầu tính xác thực và số liệu thống kê. Những dữ liệu này cần được kiểm tra và cập nhật theo thời gian thực khi doanh nghiệp muốn đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động liên quan đến ESG.
  • Các vấn đề về quản trị ESG: Việc không tuân thủ các chính sách và quy định của ESG có thể dẫn đến thiệt hại về danh tiếng, chi phí tuân thủ và hoạt động kinh doanh.
  • Nguồn nhân lực: Việc thiếu những người có kinh nghiệm giúp thúc đẩy các mục tiêu bền vững có thể là một thách thức để đảm bảo một chiến lược ESG thành công

7 bước tích hợp chiến lược ESG vào hoạt động doanh nghiệp

Với nhu cầu đầu tư vào các tổ chức minh bạch về các chính sách môi trường, xã hội và quản trị, doanh nghiệp hiện cần đề ra một chiến lược ESG hiệu quả.

Dưới đây là bảy bước để thực hiện chiến lược ESG, cung cấp cho các công ty một khuôn mẫu để xây dựng các quy trình ESG hiệu quả.

Bước 1

Xác định những thách thức và cơ hội để ưu tiên những sáng kiến ESG khác nhau

Bước 2

Phân tích tình hình doanh nghiệp, xem xét số liệu, chương trình và chính sách hiện tại

Bước 3

Đặt mục tiêu trong tương lai để theo dõi tiến độ và hành động đang thay đổi tích cực hiện tại

Bước 4

Phân tích lỗ hổng nhằm lập chiến lược và kế hoạch phù hợp

Bước 5

Xây dựng khuôn mẫu để đảm bảo cách tiếp cận hợp lý

Bước 6

Thực hiện kế hoạch, đo lường KPI tích hợp trọng tâm ESG vào các quy trình hiện có

Bước 7

Báo cáo tiến độ chiến lược ESG, đảm bảo dữ liệu được cập nhật

“ESG” và “Tính bền vững”– Sự khác biệt giữa hai thuật ngữ?

“ESG” và “Tính bền vững” là hai thuật ngữ đề cập đến những nỗ lực của một tổ chức nhằm tạo ra những tác động tích cực đến xã hội và con người. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa hai thuật ngữ này?

Chiến lược ESG và tính bền vững

Trong những năm qua, việc tích hợp ESG vào chiến lược kinh doanh cốt lõi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp. Việc thực hiện ESG không chỉ mang lại kết quả tài chính mà còn đóng góp tích cực cho xã hội. Điều này đã được chứng minh qua sự thành công của các công ty tuân theo chương trình ESG. Họ có tốc độ tăng trưởng cao hơn, tối ưu hóa tốt hơn tình hình tài chính và năng suất của nhân viên.

Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn tồn tại cho đến ngày nay khi các doanh nghiệp nỗ lực chuyển đổi sang một mô hình kinh doanh bền vững. Do đó, cần xác định rõ những thách thức của tiêu chuẩn ESG trong thời đại mới, giúp các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng, và góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp.

 

You May Also Like