Chứng nhận LEED – Tiêu chuẩn công trình toà nhà xanh

Hiện nay, nhu cầu đầu tư xây dựng và phát triển các công trình xanh ngày càng tăng cao. Chứng nhận LEED được xem là tiêu chuẩn hàng đầu nhằm đánh giá tính bền vững của toà nhà. Chính vì thế, việc đạt được chứng nhận LEED là vô cùng cần thiết. Chứng nhận này không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho cả người dân. Qua việc đạt được các mục tiêu bền vững, doanh nghiệp có thể giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng, nước và chi phí bảo trì.

Tham khảo thêm:

>>> Chiếu Sáng Ngoài Trời – Đèn Công Nghệ Cho Tương Lai

Chứng nhận LEED

Ý chính

    1. Chứng nhận LEED là gì?
    2. Tầm quan trọng của chứng nhận LEED

Leadership in Energy and Environment Design (LEED), tạm dịch “Định hướng Thiết kế về Năng lượng và Môi trường”, là một trong những hệ thống tiêu chuẩn quốc tế tiên phong về kiến trúc xanh. Được US. Green Building Council (USGBC) triển khai, LEED nhằm xác định các giải pháp “công trình xanh” đạt chuẩn.

Theo USGBC, “Công trình xanh là hoạt động thiết kế, xây dựng và vận hành các tòa nhà nhằm đảm bảo sức khỏe và năng suất của cộng đồng. Đồng thời, giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng, chất thải và tác động tiêu cực đến môi trường.”

Mặt khác, chứng nhận LEED công nhận các chiến lược và phương pháp vận hành tòa nhà tốt nhất. Điều này đảm bảo việc đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Do đó, các doanh nghiệp, người thuê, và nhà thầu cần tăng cường sự hiểu biết về chứng nhận này.

Tầm quan trọng của chứng nhận LEED

Nói đến các tòa nhà bền vững, mục tiêu hàng đầu là hướng đến năng suất hoạt động và tiết kiệm chi phí. Đó có thể là việc giảm chi phí vận hành, thông qua giảm mức tiêu thụ năng lượng hoặc hoạt động bảo trì. Không những thế, góp phần tạo ra môi trường an toàn và lành mạnh cho người cư trú tại đây. Nhìn chung, các tòa nhà đạt được tiêu chuẩn LEED mang lại nhiều lợi ích cho mọi người.

1. Đối với chủ sở hữu tòa nhà và NHÀ quản lý tài sản

Hướng đến mục tiêu bền vững đồng nghĩa với việc hoạt động bảo trì được tiến hành thuận lợi với chi phí vận hành thấp. Thông qua các dự án xây dựng và tiết kiệm năng lượng ban đầu, chi phí vận hành trong các toà nhà xanh được giảm thiểu đáng kể. Nhờ đó, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng quan tâm đến toà nhà hiệu quả kinh tế thân thiện với môi trường.

2. đối với bên thuê

Công trình xanh mang đến không gian trong tòa nhà lành mạnh và thoải mái hơn với mọi người. Có thể kể đến việc ít tiếp xúc hơn với khí thải hữu cơ (VOC) trong không khí trong nhà. Tất cả nhờ vào hệ thống thông gió thích hợp và bộ lọc không khí hiệu quả cao.

3. Đối với nhà thầu

Tầm quan trọng của công trình xanh đặt ra các yêu cầu cao hơn về các toà nhà bền vững. Việc nhận thầu các toà nhà đạt chứng nhận LEED giúp nâng cao thương hiệu của nhà thầu khi xu hướng xây dựng thân thiện với môi trường phát triển mỗi năm. Điều này đem đến nhiều lợi thế hơn trong việc nhận thầu so với các đối thủ cạnh tranh.

LEED Certification - For the environment
4. đối với môi trường

Các tòa nhà đạt chứng nhận LEED góp phần làm giảm sức ép đối với môi trường về khí thải carbon, nước, năng lượng và chất thải. Đồng thời, việc đạt điểm năng lượng trên trung bình cho thấy toà nhà tiêu thụ năng lượng và nguồn tài nguyên hiệu quả hơn.

Về mặt kinh tế, chứng nhận LEED thực hiện các phương pháp quản lý nhằm tiết kiệm chi phí. Đó là yêu cầu sử dụng hiệu quả nguồn nước, máy điều hoà và các nguồn tài nguyên khác. Từ đó, dẫn đến việc tiết kiệm năng lượng tiêu thụ trong quá trình vận hành cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, toà nhà đạt chứng nhận LEED mang lại lợi ích đáng kể cho bên thuê và sử dụng.

Về góc độ nhận diện thương hiệu, sở hữu chứng nhận LEED sẽ thúc đẩy danh tiếng của doanh nghiệp. Hiện nay, mọi người đang hướng đến các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường hơn. Do đó, việc sử dụng không gian văn phòng xanh có thể là điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh của bạn.

Về khía cạnh người lao động, các công trình xanh giúp nâng cao năng suất và chất lượng công việc. Nhờ đó, cải thiện tỷ lệ hài lòng, thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên trong tương lai.

Về mặt môi trường, các chiến lược bền vững hiện đang tập trung tìm cách giảm lượng khí thải carbon. Điển hình một số phương pháp phổ biến bao gồm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng thông thường. Thay thế những nguồn năng lượng này bằng cách sử dụng các nguồn tái tạo và giảm thiểu chất thải.

Yêu cầu tối thiểu của chứng nhận LEED 

Để đạt được chứng nhận LEED, mọi dự án LEED cần đáp ứng các tiêu chuẩn / tiêu chí tối thiểu. Các yêu cầu này có thể cung cấp những hướng dẫn về các loại dự án đủ điều kiện để được cấp chứng nhận LEED. Đồng thời, tránh các vấn đề phát sinh trong quá trình xét duyệt đạt chứng nhận.

  • Đảm bảo tuân thủ quy định về môi trường
  • Tuân thủ các yêu cầu về diện tích sàn tối thiểu
  • Đáp ứng công suất tối thiểu của tòa nhà
  • Duy trì ranh giới xây hợp lý
  • Là toà nhà vĩnh cửu
  • Chia sẻ dữ liệu sử dụng năng lượng và nước
  • Có tỷ lệ xây dựng tối thiểu giữa tòa nhà và khu đất
Chứng nhận LEED

Chứng nhận LEED hiện được áp dụng cho tất cả các loại công trình (từ thương mại đến dân cư). Đó có thể là một công trình xây dựng mới, hoạt động vận hành và bảo trì toà nhà hướng đến mục tiêu bền vững. Bên cạnh đó, LEED được xem là một trong những chứng nhận “tạo ra các toà nhà lành mạnh, hiệu quả và tiết kiệm chi phí”. Từ đó, giúp cải thiện hiệu suất môi trường làm việc trong toà nhà.

Mặt khác, việc đạt được chứng nhận LEED mang lại hình ảnh tích cực về môi trường cho cộng đồng. Vì thế, việc thúc đẩy các toà nhà, công trình thiết kế theo những chuẩn mực xây dựng xanh thiết thực là điều cần thiết, góp phần thúc đẩy cho sự phát triển môi trường đô thị bền vững.

You May Also Like